Cách lai tạo gà cựa bằng 2 kỹ thuật hoàn hảo nhất

Cách lai tạo gà cựa bằng phương pháp lai cận huyết hoặc lai xa được xem là kỹ thuật hiệu quả nhất giúp giữ được những tính trạng tốt nhất ở đời gà chọi con đem lại những chiến kê dũng mãnh nhất, khỏe mạnh, dẻo dai, bất khả chiến bại và đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao vượt trội cho người nuôi gà chọi. Vậy cụ thể cách lai tạo gà cựa này như thế nào hãy cùng bắt đầu tìm hiểu ngay nhé!

Cách lai tạo gà cựa bằng kỹ thuật lai gà cận huyết (trùng huyết)

Lai cận huyết là cách lai tạo gà cựa từ những gà bố và gà mẹ có huyết thống gần nhau. Kỹ thuật lai này đòi hỏi mức độ chính xác phải rất cao nếu không gà chọi con có thể bị gen lặn và dễ chết sớm, không đạt kết quả mong muốn.

Mục đích của phương pháp này là định hình những gen đồng hợp. Vì vậy đối với những con gà càng cận huyết thì tỉ lệ xuất hiện các gen đồng hợp ở các thế hệ sau càng trở nên dễ dàng hơn. Nhưng nhược điểm là lai cận huyết ở gà dễ xuất hiện các bệnh dị tật ở gà con. Như là dị tật mỏ, tật ngực, con ngươi do xuất hiện các cặp gen lặn không mong muốn.

Phương pháp giúp lai tạo gà cận huyết

Đây được xem là cách lai tạo gà cựa giúp giữ các dòng thuần tuyệt đối an toàn, không bị tạp lẫn với giống nòi khác.

Thường có 3 trường hợp lai cận huyết (trùng huyết) có thể xảy ra sau đây:

1. Lai cận huyết sâu:

Là cách lai tạo giữa những con gà là anh chị em ruột thịt trong cùng một bầy là 25%

2. Lai cận huyết vừa:

Kiểu lai này lại có 3 kiểu lai khác nhau như sau:

  • Lai tạo giữa 2 con gà là anh em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ với tỉ lệ là 12.5%
  • Lai tạo giữa 2 con gà cách nhau khoảng 2 đời có quan hệ là bác trai – cháu gái hay bác gái – cháu trai cũng có tỉ lệ 12.5%
  • Lai tạo giữa 2 con gà cách nhau khoảng 3 đời có quan hệ ông cháu hoặc bà – cháu có tỉ lệ 12.5%

3. Lai cận huyết nhẹ:

Là cách lai tạo giữa hai anh em họ với nhau có tỉ lệ khoảng 6.3%

Lai cận huyết giúp giữ giữ ổn định gen của gà nòi

Như vậy, cách lai tạo gà cựa bằng phương pháp lai cận huyết được coi là cách tốt nhất để ổn định gen đồng hợp, nếu bạn càng lai cận huyết sâu thì gen đồng hợp càng ổn định và các đời gà chọi sau sẽ vẫn sở hữu được những tính trạng tuyệt vời như tổ tiên của chúng.

Cách lai tạo gà cựa bằng các phương pháp lai xa

Lai xa cũng là một cách lai tạo gà cựa cũng đang được rất nhiều sư kê áp dụng với mục đích làm hài hòa những tính trạng tốt nhất của các giống khác nhau. Lai xa thường có 3 kiểu thực hiện bao gồm:

1. Lai trực tiếp

Hay còn được gọi là cách ra tạo dòng gà chọi thuần chủng.Cách lai này sẽ cho lai tạo giữa 2 giống gà chọi thuần đem lai trực tiếp với nhau để tạo ra đời con mang đặc tính của cả gà bố lẫn gà mẹ. Phương pháp này áp dụng trong cách lai tạo gà mỹ để bảo vệ dòng thuần chủng cho loài giống gà này.

2. Lai ba dòng

Phương pháp này cần có sự kết hợp giữa gà bố hoặc gà mẹ là gà lai cho lai tạo cùng với một dòng gà thuần. Gà chọi con sẽ mang gien chung của 3 dòng gà chọi khác nhau.

Ví dụ: Lấy Gà trống mang 2 dòng gà chọi Peru và Mỹ đem lai với gà mái thuần Asil thì đời con của sẽ mang đầy đủ các tính trạng của cả 3 dòng gà Peru, Asil và Mỹ với sự khôn ngoan của gà Asil, sự mạnh mẽ của gà Peru và đá cựa rất tốt của gà Mỹ.

Phương pháp lai xa

  1. Lai bốn dòng

Phương pháp này kết hợp gen của 4 dòng khác nhau (lai khác dòng). Có nghĩa là gà bố và gà mẹ đều là gà lai cho lai tạo lại với nhau để đời con có đủ tính trạng của cả 4 dòng.

Ví dụ: Lấy Gà bố là Asil lai Mỹ và gà mẹ là gà Thái lai Peru. Đời con sinh ra sẽ được hưởng các bản tính khôn ngoan, gan lỳ, ngoại hình rất đẹp, ăn cựa tốt của 4 dòng gà trên.

Khi lai xa bạn cần phải nhớ câu thành ngữ “Lai xa hay pha huyết hầu như luôn chuyển giao những tính trạng xấu. Các tính trạng tốt thường là kết quả của lai xa nhưng không thể di truyền”.

Một vài cách lai tạo gà cựa khác ít phổ biến hơn

Ngoài 2 cách lai tạo gà cựa chủ yếu phía trên người ta còn áp dụng một số phương pháp khác để có thể lai tạo gà chọi và cả gà thịt.

Phương pháp lai dựa:

Phương pháp lai dựa khá giống với lai xa nhưng điểm lại khác biệt là chỉ dùng giống gà trống duy nhất để lai tạo. Có nghĩa là chỉ sử dụng giống gà trống từ nhà chuyên lai tạo giống mà thôi.

Ưu điểm: Cải thiện dần được các tính trạng gà phụ thuộc vào dòng gà của nhà lai

Nhược điểm: Phải loại bỏ hết gà trống của bản thân và chất lượng dòng gà phụ thuộc vào người khác.

Lai cải thiện có thể dùng để giúp giảm bớt tính trạng xấu của cách lai cận huyết sâu

Phương pháp lai cải thiện:

Trường hợp giống gà tốt nhưng vì lai cận huyết quá sâu nên đời gà chọi con không có đủ sức chiến đấu. Để khắc phục trường hợp này nên dùng cách lai cải thiện bằng cách cho lai xa một đời sau đó cho lai dựa về dòng cũ. Thông thường từ 6 đến 8 đời thì nên khôi phục lại dòng thuần. Nếu thoái hóa cận huyết thì nên pha với máu của dòng gà bên ngoài để cải thiện được giống nòi.

Cách lai tạo gà đá cựa đòi hỏi kỹ thuật cao và cách chọn giống chuẩn. Bên cạnh đó là những suy tính để có thể đảm bảo được rằng đời con sinh ra hạn chế được tối đa những gen lặn và những cá thể bị dị tật không mong muốn. Để gìn giữ được tốt nhất các tính trạng của đời gà bố mẹ đang có.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *